Chọn việc: Top 7 sai lầm phổ biến

Chính vì một sự bốc đồng nào đó mà rất nhiều người không thỏa mãn với công việc hiện tại. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất và sự phát triển nghề nghiệp của họ.

Có rất nhiều băn khoăn, trăn trở, day dứt trước khi đưa ra quyết định gắn bó với một công việc. Nhiều người thường nghĩ rằng, cứ chọn một công việc mình thích là được. Nhưng điều này nó không hề đơn giản. Muốn chọn được một nghề phù hợp với mình, bước cơ bản nhất mà bạn cần phải làm đó chính là hiểu khả năng mình và hiểu được bản chất nghề nghiệp mình định chọn.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến, bạn hãy đọc và tham khảo để chọn cho mình một hướng đi đúng.

 

1. Không quan tâm tới đam mê của mình

Bạn không biết mình đam mê cái gì. Bạn coi những đam mê ấy không quan trọng trong việc mình lựa chọn nghề nghiệp. Điều này là một sai lầm lớn của bạn. Khi chọn một công việc, sẽ rất tuyệt vời nếu bạn chọn được việc làm có liên quan tới những gì bạn luôn hứng thú mỗi khi rảnh rỗi. Thêm nữa, người ta vẫn thường có xu hướng trở nên thành thục trong những đam mê riêng, ngay cả khi hầu hết các kỹ năng đều được tích lũy một cách không chính thức.

 

2. Bạn chọn học một nghề "hot"

Hàng năm, đặc biệt là dịp tuyển sinh, có nhiều bài báo và các quảng cáo nói về các nghề hot. Nó không hại gì khi xem xét những nghề đó để so sánh cho sự chọn lựa của bạn, nhưng bạn không nên sử dụng danh sách đó để quyết định cho sự lựa chọn của mình. Bởi các dự đoán thường dựa trên dữ liệu chung, đôi khi những thứ đó sẽ thay đổi. Những nghề đang hot năm nay sẽ không còn như vậy trong vài năm tới. Ngoài ra, bạn cần phải dựa vào bản thân của bạn: lợi ích, sở thích và kỹ năng khi lựa chọn một nghề nghiệp. Xem xét triển vọng của một nghề nghiệp là tốt, nhưng nó không có nghĩa là: cứ hể nghề hot thì tôi chọn!

 

3. Chọn nghề học mà không để ý tới khả năng tài chính của gia đình

Nhiều bạn trẻ đã thi đậu vào các trường đại học, song do học phí quá cao, công thêm nhiều khoản chi phí khác nữa mà gia đình không có khả năng cung cấp nên đành phải hoãn việc học dở dang để chọn một việc khác cải thiện cấn đề tài chính.

Để tránh phải sai lầm trên, trước khi chọn nghề, bạn nên xem và hỏi ý kiến của bố mẹ đến khả năng tài chính của gia đình cũng như khả năng tài chính giới hạn để theo đuổi nghề. Đừng vì mong muốn đi học bằng mọi gia mà không lường trước được mức độ tốn kém, để rồi việc học hành của bạn phải bỏ dở giữa chừng.

 

4. Chọn nghề có tiền lương cao

Mặc dù tiền lương là quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để bạn xem xét khi lựa chọn một nghề nghiệp. Vô số các cuộc điều tra đã chỉ ra rằng tiền không nhất thiết dẫn đến sự hài lòng của công việc. Đối với nhiều người, sự thích thú trong công việc là quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét các khoản thu nhập bên cạnh những điều khác khi đánh giá một nghề nghiệp.

 

5. Chỉ cần chọn nghề dựa theo nguyện vọng của bố mẹ

Đây là một trong những sai lầm lớn nhất của bạn cũng như của bố mẹ bạn, những người trực tiếp ảnh hưởng, chi phối tới sự lựa chọn quan trong này. Bạn sẽ cảm thấy rất áp lực khi chọn cũng như trong quá trình học tập. Hơn ai hết, bạn phải biết được giới hạn của năng lực của mình, cộng thêm vào đó là lắng nghe góp ý từ gia đình. Lắng nghe không có nghĩa là mình phải thực hiện theo khi nó không phù hợp.

 

6. Chọn việc vì nó đơn giản, không bon chen

Nếu lựa chọn như vậy thì tiềm năng sẵn có của bạn rất có thể dễ bị lãng phí. Những kỹ năng bạn được học sẽ không được vận dụng đúng mục đích. Làm một thời gian, bạn sẽ cảm thấy đơn điệu và dẫn đến sự chán nản.

 

7. Chọn nghề mà chưa hiểu hết được bản chất của nó

Bạn chưa thực sự hiểu hết những khó khăn, thuận lợi của công việc mình định gắn bó. Đều này tức là bạn chưa hiểu nghề, chưa đam mê với nghề. Hãy tiếp cận và tìm hiểu nghề nghiệp mà mình thích ở góc độ thực tiễn của nghề để xem xét xem mình có thể thích ứng với cả những thuận lợi và khó khăn của nó hay không.

Nguồn: Theo Tri Thức Sống
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Tôi là một người hướng nội. Tôi phát huy thế mạnh như thế nào trong công việc?
  2. 7 thói quen giúp dẹp bỏ nỗi lo lắng
  3. Những điều kiêng kỵ không nên nói với Sếp
  4. Có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc?
  5. 10 nguyên tắc vàng chắc chắn khiến bạn không còn “Bận tối mắt tối mũi”
  6. Lòng quả cảm và giải quyết xung đột nơi làm việc
  7. Đừng ngại thể hiện đam mê khi phỏng vấn
  8. 7 nỗi sợ hãi bạn phải vượt qua nếu muốn thành công
  9. 7 quy tắc tìm việc đã... lỗi thời
  10. Tử vi Sự nghiệp của 12 con giáp trong năm 2016

Tìm công việc mơ ước