Chuyện công sở: Đừng bao giờ ăn trưa một mình, càng không bao giờ nên ăn nhanh tại bàn, hãy lập team

 

São Paulo, vào lúc 1 giờ chiều, người Brazil kéo nhau vào nhà hàng và bữa trưa của họ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, họ bắt đầu bữa ăn bằng một ngụm rượu và kết thúc bằng một tách espresso đậm, có đường.

Điểm đến tiếp theo là Oslo, nơi người Na Uy hiếm khi rời văn phòng, thay vào đó họ thưởng thức món smørbrød (một món bánh sandwich trên có thịt, cá và rau quả) tự làm với một ly sữa ca cao.

Sau đó, chúng ta đến Italia, nơi được pháp luật bảo hộ quyền nghỉ trưa. Tại thủ đô Rome, bạn có thể nhìn thấy người Italia đang xếp hàng bên trong các nhà hàng theo kiểu quán cà phê hoặc kiểu tự phục vụ. Họ sẽ ngồi thưởng thức một món ăn nóng hoặc món Panino trước khi quay lại văn phòng.

Chúng tôi tiếp tục đi ăn trưa ở Tokyo, ở đây các nhân viên chọn một hộp bento ngon miệng rồi mang đi. Đừng rời khỏi văn phòng trước khi bữa trưa bắt đầu, nếu không bạn sẽ bị phạt. Một nhân viên chính phủ đã từng bị trừ nửa ngày lương vì ra ngoài ăn sớm 3 phút.

Còn ở Kenya, họ dành trọn 1 giờ để tụ tập bạn bè và đồng nghiệp tại nhà hàng, cùng nhau ăn món hầm xào và ugali (cháo bột ngô).

Cuối cùng, chúng ta sẽ đến Mỹ, nơi mà "bữa ăn tại bàn làm việc" như một truyền thống: 62% nói rằng nhân viên văn phòng thường ăn trưa tại bàn làm việc. Họ thậm chí còn nảy ra những cách thông minh để bữa ăn trưa tại bàn làm việc trông đỡ buồn chán hơn.

Có rất nhiều lý do giải thích tại sao người ta thường ăn một mình, tại bàn làm việc. Một số người nói rằng họ muốn tranh thủ vừa ăn vừa làm; một số khác thì không muốn bị coi là kẻ lười biếng khi ngồi cạnh những người đồng nghiệp có quyền lực trong bữa trưa.

Gordon Gekko, nhân vật phản diện của Wall Street từng nói:"Bữa trưa chỉ dành cho những kẻ lười biếng."

Nhưng liệu có phải vậy? Hay là nhiều người trong chúng ta luôn coi nghỉ trưa như là một sự nuông chiều của riêng người Pháp hay những dịp đặc biệt nào đấy?

Sau khi xem xét về phong tục của các nước trên thế giới, tôi thấy rằng không phải tất cả các nền văn hóa đều ăn trưa theo 1 cách giống nhau.

Vậy lợi ích của việc ăn trưa cùng nhau là gì?

 

Đối với những nhân viên mới thì ăn trưa cùng nhau giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Thậm chí là vào những ngày căng thẳng tột độ, tôi để ý rằng tâm trạng của mình sẽ được vực dậy sau khi có một bữa ăn trưa cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp. Ngoài ra từng có một nghiên cứu theo dõi những người tham gia suốt 8 năm nói rằng: Việc ăn trưa cùng nhau giúp gia tăng hạnh phúc.

Ăn là một phần quan trọng của giao tiếp xã hội hàng ngày và ăn một mình được coi là cực kỳ cô đơn. Ngược lại, sự cô đơn có thể tác động tiêu cực đến nhận thức, cảm xúc, hành vi và sức khoẻ.

Sau khi ăn cùng nhau thì chúng tôi khả năng cao là sẽ hợp tác và hoạt động tốt hơn lúc quay trở lại làm việc. Ăn cùng nhau là một hành động thân mật hơn là cùng nhau xem qua bảng tính Excel. Sự thân mật đó được duy trì khi làm việc.

Khía cạnh xã hội của việc ăn cùng nhau cũng phục vụ một mục đích quan trọng. Ngay cả giờ nghỉ giải lao uống cà phê theo nhóm cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái hơn và giảm nguy cơ kiệt sức.

Vậy làm thế nào để tôi khuyến khích team của mình đi ăn trưa, hoặc ít nhất là nghỉ giải lao cùng nhau? Thật không dễ dàng để phá bỏ thói quen ăn uống lâu đời, đặc biệt là trong những ngày cực kỳ bận rộn, nhưng có một số mẹo nhỏ để chúng ta giảm thiểu việc ăn uống ngay tại bàn làm việc.

Làm thế nào để phát triển một nền văn hóa thích ăn trưa

 

Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tạo lập các nghi lễ và thường xuyên tổ chức các hoạt động ăn uống cho team của mình. Khi tất cả mọi người đều tham gia, sẽ không ai cảm thấy như thể mình là đứa lười biếng nếu không làm việc trong giờ nghỉ trưa nữa.

Công ty phần mềm Impraise tại New York đã có một hoạt động tuyệt vời để thực hiện điều này. Mỗi ngày, sẽ có hơn 30 nhân viên ăn cùng nhau ở một chiếc bàn lớn. Điều lệ này được duy trì từ hồi công ty còn ít nhân viên đến tận bây giờ.

Để làm cho thói quen này thú vị hơn và phân chia trách nhiệm, Impraise chọn ngẫu nhiên 2 nhân viên sẽ đi mua đồ ăn, chuẩn bị đồ ăn và dọn dẹp mỗi ngày.

Bas Kohnke, CEO của Impraise viết: "Đó là một cách tuyệt vời để bạn đảm bảo rằng mọi người từ các bộ phận của công ty có ít nhất 1 lần gặp và kết hợp với nhau."

Tôi thích cái ý tưởng khiến cho mọi người đều tham gia vào kế hoạch và xắn tay áo cùng làm với các đồng nghiệp mà có thể bạn chẳng bao giờ tương tác.

Nếu bữa trưa hằng ngày là một sự thay đổi quá lớn cho công ty bạn, bạn có thể bắt đầu bằng một sự kiện hàng tuần như Potluck (hình thức tiệc truyền thống tại các nước phương Tây, mọi người tụ tập và chia sẻ những món ăn do chính tay mình chuẩn bị) vào thứ 2 hoặc là Chợ Nông Sản vào thứ 6 để mọi người sẵn sàng.

Với tư cách là một người quản lý, bạn nên làm gương cho các nhân viên của mình và truyền đạt các giá trị của công ty thông qua những thói quen hằng ngày.

Nếu người quản lý ăn trưa tại bàn làm việc thì nhân viên tự động hiểu rằng họ nên làm y như vậy. Nếu một người quản lý nếu mời team của mình đi thử một món sandwich mới thì nhân viên trong công ty cũng sẽ cởi mở hơn.

Bob Armour, CMO của Jellyvision nói: "Một tháng một lần, đội ngũ lãnh đạo tại Jellyvision được ghép đôi ngẫu nhiên với một nhóm nhân viên ở các bộ phận của công ty. Ăn trưa cùng nhau giúp mọi người xóa bỏ được rào cản phân quyền có thể phát sinh."

Đối với tôi thì bữa trưa là một cơ hội tuyệt vời để trò chuyện với nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân viên mới. Chúng tôi thường đi bộ đến chỗ nào gần gần và vừa ăn trưa vừa nghỉ ngơi, gấp đôi lợi ích.

Mặc dù tôi là người hoàn toàn ủng hộ việc ăn trưa ở ngoài văn phòng, nhưng ăn trưa cùng nhau tại văn phòng vẫn mang lại một sự giải tỏa tinh thần và các cơ hội xã hội quan trọng.

Cuối cùng thì đó chính là định nghĩa của việc ăn cùng nhau. Mục tiêu chính không chỉ là duy trì, mà nó còn thúc đẩy mối quan hệ vượt ra khỏi các hạn chế trong công việc. Ban đầu câu chuyện có thể hoàn toàn là công việc nhưng dần dần, chúng tôi chia sẻ với nhau những mẹo khi đi du lịch, trải nghiệm ở một số khách sạn tốt và khách sạn tệ nhất mà chúng tôi đã từng ở.

Ăn trưa cùng nhau nên được ưu tiên

 

Đối với nhiều người trong chúng ta thì làm việc trong giờ nghỉ trưa, hay ăn trưa tại bàn làm việc như là một điều hiển nhiên. Có lẽ chúng ta làm như vậy với một ý định tốt đẹp là đạt được nhiều việc hơn, nhưng nếu bạn bỏ bữa trưa thì cuối cùng lại hóa ra phản tác dụng giống như việc bạn cố chạy đua theo thời gian vậy.

Không giống như những gì Gordon Gekko khẳng định, bữa trưa không dành cho những kẻ lười biếng. Nó dành cho những nhân viên muốn bản thân mình trở thành một phiên bản hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn và những người không muốn bị kiệt sức trong công việc.

 

 

Nguồn: Cafebiz
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 5 phương pháp tăng cường hiệu suất công việc
  2. Anh chàng 9X chi trên 100 tỷ để ăn trưa cùng Warren Buffett: Người bình thường xem trọng giá cả, người thông minh xem trọng giá trị
  3. Kế hoạch 3 bước cho quản lý thời gian hiệu quả
  4. 3 sai lầm tai hại 90% người đi xin việc mắc phải
  5. Những điều cần biết khi tham gia thực tập.
  6. Đồng nghiệp thô lỗ phải làm sao?
  7. 10 Giá trị của việc thực tập
  8. 8 Hữu ích của việc trở thành thực tập sinh
  9. Đây là khoảng thời gian và ngày hợp lý nhất để xin việc, cơ hội tăng gấp 5 lần nếu xin vào đúng khoảng giờ này
  10. Thời gian rảnh rỗi nên làm gì để thay đổi cuộc đời

Tìm công việc mơ ước