Có nên tìm việc khác trong giai đoạn thử việc?

Một dấu hỏi đặt ra là nếu đã tìm được việc thì tại sao họ còn "nhòm ngó" những công ty khác, có phải họ là tuýp người "đứng núi này trông núi nọ"?

 

Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn và bước vào giai đoạn thử việc, thì xem như bạn đã đặt được một chân của mình vào công ty mới. Vấn đề còn lại là thể hiện bản thân, thể hiện năng lực một cách thật ấn tượng, để có thể bước tiếp chân còn lại sau khi kết thúc quá trình thử việc. Tuy nhiên trong giai đoạn nhạy cảm này nhiều người vẫn âm thầm nộp đơn ở những công ty khác, với nhiều mục đích khác nhau nhưng chung quy lại vẫn là muốn tìm được một công việc tốt nhất cho bản thân. Một dấu hỏi đặt ra là nếu đã tìm được việc thì tại sao họ còn "nhòm ngó" những công ty khác, có phải họ là tuýp người "đứng núi này trông núi nọ"?

 

Quan điểm về thử việc:

Phần lớn trong chúng ta quan niệm rằng thử việc chính là "quyền" của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên, đó là thử thách của họ đặt ra nhằm sàng lọc được những người có năng lực nhất gia nhập vào đội ngũ của họ. Điều ấy đúng nhưng trong thời đại ngày nay thử việc không còn mang tính một chiều từ nhà tuyển dụng nữa, mà nó bắt nguồn từ cả hai phía.

Thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến cao... luôn là những lời mời hấp dẫn trên các trang tìm việc. Muốn kiểm chứng, không còn cách nào khác các ứng viên phải gia nhập vào môi trường ấy. Lúc này quan điểm thử việc không còn là của nhà tuyển dụng, mà nó còn là của các ứng viên, chính công việc sẽ cho họ một cái nhìn thực tế nhất về công ty hiện tại, từ đó họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng là có nên gia nhập hay tìm một môi trường khác phù hợp hơn.

Thật tế hiện nay cho thấy rất nhiều công ty đưa ra những quyền lợi "có cánh" khi tuyển dụng, nhưng người tìm việc dễ dàng "đánh hơi" được điều ấy là ảo sau một thời gian ngắn thử việc. Từ đây họ bắt đầu hoài nghi về công việc hiện tại, hoài nghi về tính khả thi của những gì mình đang đeo đuổi, và đây là mầm móng khiến cho họ phải nộp đơn ở những nơi khác mặc dù đang trong gia đoạn thử việc ở công ty hiện tại.

 

Hệ quả của việc nộp đơn tràn lan:

Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, người xin việc không cần phải vác đơn gõ cửa hết doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác để xin việc. Thay vào đó bạn chỉ cần truy cập vào các trang web tìm việc, sẽ có hàng loạt công việc hấp dẫn để cho bạn lựa chọn. Đây chính là lợi ích mà khoa học mang lại, tuy nhiên cũng chính điều đó đã dẫn đến tình trạng nộp đơn dàn trải. Không tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng, mà chỉ quan tâm đến những quyền lợi hấp dẫn của họ đưa ra. Có trường hợp khi nhận được cuộc gọi phỏng vấn họ không thể nhớ nổi đó là công ty nào, vì đã nộp đơn ở quá nhiều nơi. Chính điều đó sẽ gây nên tâm lý "vỡ mộng" khi đang trong giai đoạn thử việc.

Hiện tại xu hướng trả lương theo năng lực đang phổ biến, hình thức này có lợi cho doanh nghiệp và cả người tìm việc. Về phía nhà tuyển dụng họ không phải nuôi một bộ máy cồng kềnh, phương châm của hình thức này là "lấy mỡ nó rán nó". Về phía người tìm việc họ không bị hạn chế ở một mức lương cố định, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi nếu như bạn không mang về lợi nhuận. Một bên có của (cơ sở hạ tầng, thương hiệu...) một bên có công (nhân viên), một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Vì vậy việc nhà tuyển dụng đưa ra một mức thu nhập hấp dẫn không phải là không có cơ sở, vấn đề là bạn có đủ năng lực và phù hợp để làm tốt công việc đó không.

Cho nên việc tìm hiểu kỹ công việc, về nơi mình ứng tuyển là điều cực kỳ quan trọng, trong quá trình tìm hiểu có thể bạn sẽ nhận thấy nhiều điều không phù hợp, từ đó tìm một công việc khác thích hợp hơn. Tránh được tình trạng lãng phí thời gian công sức sau một thời gian thử việc, để rồi lại đi tìm một công việc khác cũng không có gì chắc chắn.

 

Không nên "đứng núi này trong núi nọ":

Nếu đã tìm được một công việc ưng ý, đã tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng, và bước vào giai đoạn thử việc thì xem như bạn đã thành công. Hãy bắt đầu thể hiện, hãy chuyên tâm vào công việc hiện tại đừng để ý đến những nơi khác. Vì lựa chọn là công việc của quá khứ, hãy nhớ rằng việc làm hiện tại là kết quả sau quá trình sàng lọc, là quyết định cuối cùng của bạn.

Cho dù công việc mới không phù hợp với sở trường của bản thân, thì cũng đừng nên vội từ bỏ. Hãy thử sức ở môi trường mới một thời gian, đôi khi chính nhờ việc đó giúp ta khám phá được năng khiếu, sở trường thật của bản thân mình. Nếu không thành công thì ít nhất cũng rút ra được kinh nghiệm rút ra được bài học cho bản thân, đừng sợ thất bại vì "thất bại là mẹ của thành công".

Nguyên tắc cơ bản trên con đường tìm việc là phải hiểu rõ bản chất của việc làm đó, bản chất của nhà tuyển dụng, và cuối cùng hiểu được năng lực của chính bản thân từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Hãy làm tốt công việc mà mình đã lựa chọn còn hơn là cứ "đứng núi này trong núi nọ", nhảy hết chỗ này đến chỗ khác. Cuộc sống không phải tạo ra công việc phù hợp cho mỗi người, mà điều quan trọng là mỗi người phải biết thích nghi để tồn tại trong cuộc sống.

Nguồn: Sưu tầm
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 10 nguyên tắc vàng chắc chắn khiến bạn không còn “Bận tối mắt tối mũi”
  2. Lòng quả cảm và giải quyết xung đột nơi làm việc
  3. Đừng ngại thể hiện đam mê khi phỏng vấn
  4. 7 nỗi sợ hãi bạn phải vượt qua nếu muốn thành công
  5. 7 quy tắc tìm việc đã... lỗi thời
  6. Tử vi Sự nghiệp của 12 con giáp trong năm 2016
  7. Tử vi Sự nghiệp tuổi Hợi năm 2016
  8. Tử vi Sự nghiệp tuổi Tuất năm 2016
  9. Tử vi Sự nghiệp tuổi Dậu năm 2016
  10. Tử vi Sự nghiệp tuổi Thân năm 2016

Tìm công việc mơ ước