Đồng nghiệp thô lỗ phải làm sao?

Đồng nghiệp. Chúng ta giành một phần lớn thời gian cuộc đời mình với họ, coi một số người như bạn bè, người thân và một số khác thì chẳng khác gì người lạ.

Như chúng ta đã biết thì những nhóm đồng nghiệp ngẫu nhiên này đôi khi sẽ cho ra kết quả là một môi trường làm việc tuyệt hảo với sự hợp tác thành công, tình bạn được tạo nên và những người quen trở nên thân thuộc hơn một chút. Nhưng sẽ có những lúc bạn phải làm việc cùng một người không có tinh thần đồng đội – một kẻ bắt nạt, hành xử tệ hại hoặc đơn giản là liên tục coi thường và hạ thấp bạn.

Mặc dù số lượng đồng nghiệp thô lỗ chiếm không nhiều và không ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian của bạn. Nhưng chi phí cho những hành vi thiếu văn minh nơi làm việc thì không thấp chút nào, theo Christine. “Nó ảnh hưởng đến sự sáng tạo, năng suất làm việc và sự tập trung. Kèm theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, tinh thần và thể chất, thậm chí là các mối quan hệ cá nhân ngoài công việc.”

 

 

Một khảo sát đã được thực hiện trên 800 người khắp 17 ngành nghề để hiểu rõ ảnh hưởng của sự thiếu văn minh nơi công sở. Kết quả cho thấy: Khi nhân viên cảm thấy không được tôn trọng, năng suất làm việc của họ sút giảm. 80% người tham gia cho rằng họ tốn thời gian làm việc suy nghĩ về vấn đề đó, 63% người khác mất thời gian làm việc cố gắng né tránh người đã coi thường họ, 50% cố tình giảm thời gian làm việc lại và 66% cho biết năng suất của họ giảm sút hẳn. Điều đáng lo hơn là 25% thừa nhận họ trút sự thất vọng của mình lên khách hàng và 12% đã bỏ việc vì thái độ thiếu văn minh của đồng nghiệp.

Thái độ thô lỗ cũng được chứng minh làm suy giảm khả năng nhận thức. “Kể cả khi nhân viên muốn làm việc thật tốt thì họ cũng không thể vì sự thô lỗ đã cướp đi sự tập trung và sáng tạo của họ.” theo Porath. Trong một nghiên cứu Porath từng thực hiện tại Đại học Florida-Gainesville cùng giáo sư quản trị Amir Erez, những người tham gia được chia thành hai nhóm: một nhóm sẽ bị khinh thường và một nhóm không. Trong trò chơi nối chữ, nhóm bị khinh thường thể hiện tệ hơn những 33%, và trong trò chơi động não thì số lượng ý tưởng sáng tạo của họ thấp hơn 39%. Trong thử nghiệm thứ hai, những người tham gia tiếp tục được chia thành hai nhóm: trên đường đi tới nơi thực hiện thử nghiệm, họ đi ngang một “vị giáo sư bận rộn”, người sẽ trách mắng họ vì làm mất thời gian của ông; nhóm còn lại không gặp tình huống này. Trong trò chơi xếp hình, những người bị trách mắng chơi tệ hơn 61%, và 58% tệ hơn trong phần thi động não so với nhóm còn lại không gặp vị giáo sư kia. Điều thú vị là những người chỉ nhìn thấy thái độ thô lỗ cũng bị ảnh hưởng: trong 3 nghiên cứu thì họ chơi xếp hình tệ hơn 25% và trong trò chơi động não thì con số là gần 45% tệ hơn.

Nếu bạn từng phải đối phó với một kẻ thô lỗ nơi công sở thì việc tinh thần và năng suất của bạn sụt giảm là chuyện bình thường. Nhưng bạn có thể làm gì? Porath đã chia sẻ 6 tuyệt chiêu đúc kết được từ các thí nghiệm và nghiên cứu.

1. Đừng đáp trả thô lỗ bằng thô lỗ

Ngay cả với những người dễ chịu nhất thì phản xạ tự nhiên của chúng ta với sự thô lỗ là trả đũa lại bằng chính nó. Hành vi thiếu văn minh cũng lan truyền như cơn gió lạnh đầu mùa thổi qua nhà bạn vậy. Có thể bạn đã có lời cay độc nhất để đáp trả lại nhưng hãy nhớ rằng một lời nói khiến người khác im miệng không làm những tên khốn khuất phục đâu, chỉ châm ngòi họ thôi – và có thể khiến sự thô lỗ từ một phía leo thang lên thành xung đột đa phương. Hãy để cho phần người bình tĩnh hơn, thông minh hơn của bạn nắm quyền. Mặc kệ những châm chọc của họ, hạn chế tiếp xúc với họ và khi bạn không còn phải đối phó với họ nữa thì thân thiện và cứng rắn là một cách hay.

2. Giành thời gian với những người đồng nghiệp mà bạn quý mến

Những mối quan hệ chuyên nghiệp và tích cực có thể trực tiếp cân bằng ảnh hưởng của những hành vi thô lỗ và cho bạn một liều thuốc thúc đẩy tinh thần. Trong nhiều ngành nghề, tổ chức và cả cấp bậc, việc “hạn chế năng lượng” từ các mối quan hệ tiêu cực có tác động gấp 4 đến 7 lần lên tinh thần và năng lượng tích cực của nhân viên, theo nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu người Pháp Andrew Park, Alexandra Gerbasi và Porath. Bất cứ khi nào bạn gặp một người có xu hướng hạ thấp bạn hay triệt tiêu nguồn năng lượng trong văn phòng bạn, hãy chắc chắn bạn có một nguồn năng lượng tích cực khác ở bên để dập tắt họ. Vậy ai là những người hỗ trợ bạn? Ai là hiện thân của lý do bạn chọn làm việc ở đây? Hãy dành thời gian với họ, dù chỉ là thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi hay lúc bạn đi loanh quanh tòa nhà. Và đừng để việc đối phó với những người thô lỗ làm bạn hủy những cuộc vui với gia đình, bạn bè. Những mối quan hệ ngoài công việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn phấn chấn.

3. Trau dồi ý thức phát triển bản thân

Một nhân tố khác có thể bù đắp cho ảnh hưởng của thái độ thiếu văn minh là: trau dồi ý thức phát triển bản thân, hay nói cách khác là hạnh phúc của bản thân. “Trong các nghiên cứu được thực hiện trên nhiều ngành nghề, tôi tìm ra được rằng những người trải qua một giai đoạn phát triển bản thân sẽ khỏe mạnh hơn, kiên cường hơn và có khả năng tập trung vào công việc cao hơn. Khi người ta cảm thấy dù chỉ là một dấu hiệu nho nhỏ của việc phát triển bản thân, nó là tấm đệm giúp họ không bị xao nhãng, căng thẳng hay tiêu cực.”

Ý thức phát triển bản thân giúp bạn dễ dàng định hình lại những lời hạ thấp và khinh thường của đồng nghiệp, khiến sức hủy hoại của họ không còn mạnh như trước. “Bạn tính để người khác kéo bạn xuống trong bao lâu? Bạn là người quyết định nhận lấy sự thô lỗ đó thế nào, ý nghĩa của nó mà bạn chọn và câu chuyện mà bạn tự kể bản thân. Bạn cũng có quyền kiểm soát liệu nó có được làm bạn buồn không.” Những người tập trung vào bản thân họ sau những lần bị đối xử thô lỗ, năng suất của họ chỉ giảm đi 34% ít hơn những người không làm thế. Theo Porath.

Bạn có thể trau dồi ý thức phát triển bản thân theo nhiều cách, trong đó có thường xuyên tập thể dục và ngủ đủ giấc, ăn uống theo nhiều chế độ khác nhau và ưu tiên cho các mối quan tâm và sở thích ngoài công việc của bạn. Khi đi làm, hãy tạo ra những thay đổi có ích, như tìm một người cố vấn hay gấp đôi mục tiêu cá nhân của bạn.

4. Cân nhắc nói chuyện rõ ràng với người đồng nghiệp thô lỗ đó

Trong một số trường hợp, bạn có thể quyết định phải nói chuyện với người đồng nghiệp đó, cụ thể là những lúc họ chạm mặt bạn hay những hành vi cụ thể mà từng làm. Porath khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi này trước khi bạn muốn nói chuyện với họ:

Họ có cố tình làm vậy không?

Chỉ có mỗi mình họ cư xử như vậy hay đó là văn hóa của tổ chức?

Câu trả lời không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt là khi bạn đang buồn, vậy nên hãy bàn bạc những điều này với đồng nghiệp, bạn bè, người hướng dẫn hoặc gia đình bạn.

Nếu bạn đã quyết định sắp xếp một cuộc gặp mặt, hãy chọn một khoảng thời gian và địa điểm cả hai người đều thấy thoải mái. Một điểm nữa nên được cân nhắc là: Sự xuất hiện của một bên thứ ba với tư cách người chứng kiến hay hòa giải có cần thiết không (ví dụ như người giám sát bạn hoặc ai đó từ phòng nhân sự)? Nếu bạn cảm thấy cần thiết thì hãy mời họ. Và việc luyện tập trước các ý bạn muốn nói, sắp đặt câu chữ, cách tiếp cận hay thậm chí là đóng thử vai cũng rất hữu ích.

Trong cuộc trò chuyện, bạn nên tập trung vào vấn đề - chứ không phải là cá nhân bạn đang nhắm đến – và hành vi cụ thể của đồng nghiệp bạn đang gây ảnh hưởng đến mối quan hệ công việc của bạn ra sao. Mục tiêu của bạn là phải giúp hai người đi đến những thỏa thuận cho tương lai, cho những sự hợp tác trong tương lai của hai người đạt được hiệu quả nhất có thể.

Khi phát biểu, hãy tập trung để hiểu góc nhìn của đối phương. Đồng nghiệp của bạn có cảm thấy họ đang bị đối xử tệ hay không được tôn trọng không? Họ có nhận thức về hành động của họ và tác động của nó không? Có phải do một điều gì đó không liên quan đến công việc khiến họ mất phương hướng, làm ảnh hưởng đến tâm trạng và thái độ của họ không?

Chú ý giữ cho từ ngữ và ngôn ngữ hình thể của bạn luôn trung lập và cố gắng lắng nghe. Sắp xếp lại những gì bạn nghe được và lặp lại cho đồng nghiệp bạn để đảm bảo bạn vẫn đang tham gia vào cuộc nói chuyện. “Trong các thử nghiệm, tôi thấy được rằng, mọi người đạt được sự tin tưởng và dễ chịu hơn khi hỏi những câu hỏi khiêm tốn theo cách này”, theo Porath. Bất kì thông tin nào bạn nhận được đều giúp hai bạn tiến bước trong mối quan hệ.

5. Nếu bạn quyết định không nói chuyện với họ thì hãy nói với người khác về họ

Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn lắm về một cuộc trao đổi giữa hai bên, bạn vẫn nên nói chuyện với những đồng nghiệp khác của bạn. Trong một khảo sát thực hiện bởi Porath và Pearson, kết quả cho thấy không tới một nửa số người tham gia sẽ kể lại những lần họ bị đối xử thô lỗ cho ai khác nghe, thường là do sợ hãi hoặc cảm giác vô vọng. “Đa số các hành động thô lỗ xuất phát từ thiếu nhận thức. Nên nếu bạn, hoặc sếp của bạn không cho người đó biết họ được nhìn nhận ra sao, họ sẽ không thay đổi hành vi của họ.” Phản hồi của bạn có thể giúp thúc đẩy họ nhìn nhận lại cách họ giao tiếp và thay đổi nó. Và có thể bạn cũng không phải là nạn nhân duy nhất.

Và nếu bạn nghĩ một cuộc trò chuyện với người đó có thể đặt bạn vào tình huống nguy hiểm, hoặc đồng nghiệp bạn đã vượt quá giới hạn của sự thô lỗ sang quấy rối, bắt nạt hoặc lạm dụng, ngay lập tức báo cho cấp trên của bạn, phòng nhân sự hoặc quản lý nơi bạn làm việc.

6. Biết được lúc nào nên ra đi

Nếu thô lỗ là luật lệ nơi bạn làm việc và không có ngoại lệ thì dứt áo ra đi có lẽ là sự lựa chọn tối ưu. Nhưng Porath khuyên những ai đang có ý nghĩ bỏ việc nên trả lời những câu hỏi trước và bàn bạc nó với người bạn tin tưởng.

Mình có dễ dàng tìm được chỗ làm tốt hơn không?

Mình được gì và mất gì nếu ra đi?

Việc ra đi ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp của mình?

Nơi làm việc hiện tại liệu có giữ nguyên tình trạng này không?

Tình trạng này có đang triệt tiêu luôn cuộc sống cá nhân của mình không?

Tình trạng này có ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của mình không?

Tình trạng này có khiến mình căng thẳng không?

Sau cùng thì “thiếu văn minh hay không là qua mắt của người nhìn nhận nó” và bạn là người quyết định liệu bạn có nên bỏ việc hay không. Nếu có thì bạn có thể biến tiêu chí nuôi dưỡng một môi trường làm việc văn minh thành mục tiêu dài hạn của bạn. “Nói một cách đơn giản thì không thô lỗ tức là trung lập, nhưng văn minh toàn diện thì đòi hỏi nhiều thứ khác như cử chỉ tôn trọng tích cực, nhân phẩm, lịch sự và tử tế.”

Dịch bởi Findjobs

 

Nguồn: Ideas Ted
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 10 Giá trị của việc thực tập
  2. 8 Hữu ích của việc trở thành thực tập sinh
  3. Đây là khoảng thời gian và ngày hợp lý nhất để xin việc, cơ hội tăng gấp 5 lần nếu xin vào đúng khoảng giờ này
  4. Thời gian rảnh rỗi nên làm gì để thay đổi cuộc đời
  5. Ứng viên giỏi nhưng xin mãi chẳng được việc: Kiến thức hay kỹ năng đều có thể đào tạo được, chỉ có thái độ thì không
  6. 3 bước xoá bỏ nếp “sếp là chân lý” trong doanh nghiệp
  7. Những điều nhân viên mới cần chú ý trong ứng xử với sếp
  8. Giới thiệu bản thân thế nào cho ấn tượng?
  9. 5 tố chất nhân sự phải có để đáp ứng sân chơi toàn cầu
  10. Các CEO công nghệ nổi tiếng theo ngành gì ở đại học?

Tìm công việc mơ ước