Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các ”kỹ năng mềm” như giao tiếp, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, lập kế hoạch và xác định mục tiêu, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu.
Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ quá yếu kỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc dù có bằng cấp rất tốt. Họ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm.
Thiếu kỹ năng mềm nguy cơ mất việc làm và đồng thời sự nghiệp không thắng tiến
Giám đốc một công ty tuyển dụng nhân sự cho biết: “Tỉ lệ sinh viên ra trường khó xin việc làm rất cao vì không có kinh nghiệm làm việc lại thiếu các kỹ năng cần thiết. Con số này chiếm khoảng hơn 80%. Do đó, cơ hội tìm đựơc công việc thích hợp, lương cao, môi trườnng làm việc tốt ở các công ty lớn, tập đoàn nước ngoài lại càng xa vời. Ở các công ty, tập đoàn có bề dày hoạt động lâu năm và tổ chức hoàn chỉnh, việc một nhân viên thiếu các kỹ năng làm việc như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm chủ bản thân… là một hạn chế khó có thể hòa đổng và tồn tại lâu”.
Theo ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsibishi UFJ Việt Nam, hầu hết các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đều bất mãn với nguồn nhân lực của Việt Nam vì kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm của người Việt Nam rất kém: “Tôi rất tiếc là các SV học được rất nhiều ở trường, nhưng để chuyển giao kiến thức thành kỹ năng làm việc lại không làm được, không áp dụng được thực tế và khi có một vấn đề gì, các bạn cũng không nói chuyện hay trao đổi được với cấp trên”
Intel đã từng thất vọng khi tuyển 2.000 nhân viên cho dự án đầu tư vào Việt Nam nhưng chỉ có 40 người có đủ trình độ kiến thức cứng lẫn kỹ năng mềm. “Song, để tuyển đựơc 40 sinh viên này cũng không phải dễ vì các em hầu như không nhận thức được thế mạnh bản thân, hoặc biết thì không thể hiện được khả năng nổi trội của mình và thường bối rối khi nói về bản thân”, đại diện phòng nhân sự Intel cho biết. Chính vì vậy, việc học và đào tạo kỹ năng mềm đang đựơc xem là vấn đề cần đựơc đặc biệt chú trọng.
Bà Trần Kim Hằng, Trưởng Phòng Tuyển dụng Nhà máy P&G, cho rằng trong quá trình phỏng vấn, NTD thường đặt những câu hỏi tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với vị trí tuyển dụng nhưng đó lại là cách để “đo” kỹ năng mềm, mức độ thích nghi công việc của ứng viên. Theo bà Hằng, kỹ năng mềm ngày càng được các NTD coi trọng. Ngoài bằng cấp chuyên môn, việc bổ sung, học hỏi thêm các kỹ năng bổ trợ cho công việc sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và giữ được việc làm.
Kỹ năng mềm thật sự rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, nhưng để rèn luyện và nâng cao kỹ năng mềm cần có thời gian và khả năng kiên trì thực hành trải nghiệm thường xuyên những kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, lập kế hoạch và mục tiêu, tổ chức quản lý thời gian hiệu quả,…. chính là chìa khóa giúp các cá nhân sống và làm việc thật sự thoải mái theo ý muốn của chính bản thân.
Nhận thức được điều đó, hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng mềm thành lập đào tạo từ đối tượng học sinh – sinh viên đến người đi làm và cả lãnh đạo, nhưng số lượng giảng viên và chuyên gia thật sự có kỹ năng mềm, kỹ năng sống không đáp ứng đủ về chuyên môn, kinh nghiệm sống để đứng lớp giảng dạy. Vì vậy mọi người nên cân nhắc kỹ lựa chọn những trung tâm đào tạo kỹ năng mềm uy tín để không tiền mất, tật mang và tốn nhiều thời gian và chi phí.