Làm thế nào để thành công trong tuần đầu tiên của công việc mới?

Sự hứng khởi từ lời mời công việc đã qua, bạn hãy đóng gói đồ đạc, tạm biệt những đồng nghiệp cũ và hãy thực sự tập trung cho tuần làm việc đầu tiên với vai trò mới – bạn sẽ bắt đầu từ đâu?

Tuần đầu tiên của công việc mới có thể là chìa khóa cho tất cả các loại lý do, từ ấn tượng bạn để lại cho các đồng nghiệp cho đến quản lý, vậy, bạn có thể bắt đầu quá trình làm việc ở vai trò mới một cách nhanh chóng như thế nào?

Có được tuần làm việc đầu tiên thành công có vẻ giống như một viễn cảnh không tưởng trong những ngày trước khi bạn bắt đầu. Có một số cách dễ dàng để bạn có thể chắc chắn rằng mình đã có những ấn tượng tốt đầu tiên với một nụ cười trên môi.

1, Có sự chuẩn bị

Không khó để có thể đoán sự chuẩn bị sẽ là một điều cần chú ý để có được thành công trong tuần làm việc đầu tiên.

Hãy bắt đầu bằng việc tự thưởng cho mình một thời gian giải lao khi kết thúc một công việc và chuẩn bị bắt đầu một công việc khác – đây là điều bạn nên làm khi muốn bước qua ngưỡng cửa của nhà tuyển dụng với sự nhiệt thành và sự tự tin, hơn là cảm thấy kiệt sức và quá mệt mỏi. Lịch làm việc cũng nên có thời gian để nghỉ ngơi, một kỳ nghỉ hay đơn giản chỉ là đi dạo xung quanh nhà mình. Hãy sử dụng một phần thời gian để suy nghĩ về vai trò mà bạn sắp bắt đầu, những điều gì có thể xảy ra trong tuần đầu tiên và những loại thông tin nào mà bạn cần có để bắt đầu.

Bạn có một ý tưởng nào hay về văn hóa của công ty mới hay bạn cũng cần có sự nghiên cứu về điều đó nữa? Hãy lên một kế hoạch thiết thực cho ngày đầu tiên – Những tài liệu nào bạn cần mang bên mình, những khóa huấn luyện hay những nguồn cảm hứng nào bạn cần có và bạn muốn gặp gỡ ai?

2, Đến đúng giờ

Sẽ là một lỗi rất lớn nếu đến trễ vào ngày đầu tiên bạn đi làm công việc mới, do đó hãy làm mọi điều có thể để chắc chắn là bạn sẽ không đến trễ - hay thậm chí là bạn cần phải đến sớm một chút.

Hãy xem trước các tuyến đường mà bạn sẽ đi đến văn phòng mới, đặc biệt nếu nó có sự khác biệt so với chỗ làm trước của bạn, và cân nhắc dự trù thời gian cho bất cứ sự chậm trễ do sự cố. Nếu nơi làm việc mới có có một vài địa điểm hay chi nhánh, hãy chắc chắn là bạn đến đúng nơi bạn sẽ làm việc. Vì bạn chắc chắn sẽ không có được một ấn tượng tốt khi đến sai địa chỉ.

3, Bình tĩnh

Hãy luôn nhớ rằng tất cả mọi người đều đã từng là người mới ở một thời điểm nào đó, do đó bạn cũng sẽ phải trải qua một quá trình tương tự như những người khác trong công ty.

Hãy chấp nhận việc có thể bạn sẽ cảm thấy lạc lõng trong tuần đầu tiên, cũng như việc bạn không biết được hết tất cả mọi người và bạn không biết sẽ nên ở nơi nào nữa. Nhưng hãy tránh đặt áp lực cho bản thân mình để có thể phù hợp hơi với vị trí mới bắt đầu và bắt đầu tìm hiểu mọi thứ một cách chậm rãi.

Bạn càng bình tĩnh bao nhiều thì bạn càng vượt qua thời gian này một cách thân thiện hơn, bạn cũng nên có một tâm thế sẵn sàng khi mọi người muốn tự giới thiệu bản thân mình với bạn.

4, Duy trì cái nhìn tích cực

Tất nhiên bạn sẽ có thể nói những điều chưa đúng và phạm lỗi ở tuần đầu tiên làm việc, sẽ rất tốt nếu bạn dành 1 tiếng để làm những việc đơn giản như tìm mấy photocopy và photo thêm một bản – đây là mức trung bình cho khóa huấn luyện khi bạn bắt đầu công việc.

Đừng ngại hỏi để có được sự giúp đỡ và đừng từ chối những để nghị trợ giúp – tất cả những bước đi này sẽ dần giúp bạn có được sự tự tin và có một cảm giác làm việc tốt hơn. Nếu bạn mắc lỗi hãy mỉm cười, ghi chú lại cách tốt nhất để tránh lặp lại điều đó trong tương lai và tiếp tục một ngày làm việc mới.

5, Ăn mặc phù hợp

Cách bạn ăn mặc sẽ tạo một phần lớn ấn tượng của sếp và đồng nghiệp về bạn. Cách ăn mặc cũng ảnh hưởng đến cách bạn được cư xử như thế nào, cả trong tuần đầu tiên và liên tục sau đó nữa. Hãy lựa chọn quần áo công sở một cách chuyên nghiệp hơn.

Nhớ chú ý hơn đến những tiểu tiết – giày sáng loáng, đầu tóc chỉnh chu, cắt móng tay và tẩy sạch trang sức. Ấn tượng mà bạn muốn tạo dựng cho người khác là thoải mái trong văn phòng và cũng sẵn sàng ra ngoài để gặp gỡ các khách hàng khác.

6, Viết nhiều ghi chú

Trừ khi bạn có một trí nhớ vô cùng siêu việt, khối lượng thông tin lớn sẽ là việc áp đảo mà hầu như bạn phải đối mặt trong tuần đầu tiên. Do đó, hãy ghi chú lại tất cả mọi thứ, từ việc các đồng nghiệp của bạn tên gì, các phòng ban liên quan ở vị trí nào,… Điều này có thể hơi phiền một chút nhưng nó sẽ giúp ích được nhiều hơn là việc hỏi những câu hỏi giống nhau lần này đến lần khác.

Bạn có thể nghĩ tuần đầu tiên trong công việc mới là một điều thật đáng sợ, đe dọa đến sự phát triển của bạn nhưng thực ra đó lại là một cơ hội tốt để chứng mình bạn là một nhân viên chuyên nghiệp và có năng lực. Sự nhiệt tình, khiêm tốn và các lưu ý đã nêu ở trên sẽ giúp bạn kết thúc tuần đầu tiên của công việc với một cảm giác đầy tự hào và hứng thú.

Nguồn: YBOX
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 14 dấu hiệu chứng tỏ bạn có tố chất lãnh đạo
  2. 6 lưu ý cho thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn
  3. 12 cách để làm việc hiệu quả ngay cả khi bạn đang chán nản
  4. Nguyên tắc 5S trong cách làm việc của người Nhật
  5. 10 lỗi lầm mà người thông minh không phạm phải 2 lần
  6. 10 việc nên làm khi bạn đang thất nghiệp
  7. 8 lý do khiến bạn luôn thất bại trong công việc
  8. Muốn Sếp quý thì cần phải làm những gì?
  9. Giải pháp rời văn phòng lúc 5 giờ chiều mà vẫn hoàn thành mọi việc
  10. 5 cách khoa học để trở nên thông minh hơn

Tìm công việc mơ ước