Nếu bạn có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc, hãy dừng lại ngay

Nhiều người nghĩ rằng đa nhiệm giúp họ làm việc năng suất hơn, nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Trên thực tế, đa nhiệm gây hại cho bạn trên nhiều khía cạnh. Sau đây là những lý do mà bạn nên chấm dứt ngay thói quen đa nhiệm:

1. Bạn không thật sự đa nhiệm như bạn tưởng:

Cái mà bạn gọi là “đa nhiệm” thực chất chỉ là chuyển đổi qua lại giữa các nhiệm vụ. Quá trình chuyển đổi đó sẽ chiếm dụng bộ nhớ và sự chú ý khiến bộ não của bạn không còn đủ khả năng để thực hiện chính xác các nhiệm vụ như thông thường.

2. Nó làm bạn chậm chạp:

Trái ngược với những niềm tin phổ biến, đa nhiệm không giúp bạn tiết kiệm thời gian. Trong thực té, bạn sẽ luôn mất nhiều thời gian hơn để làm hai công việc cùng lúc so với làm lần lượt từng việc. Điều này cũng đúng cho những hành vi có vẻ “tự động” như lái xe. Trong một nghiên cứu năm 2008 của Đại học Utah, các tài xế sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi đến đích nếu họ nói chuyện qua điện thoại di động.

3. Nó khiến bạn phạm nhiều lỗi hơn:

 

Các chuyên gia ước tính rằng việc chuyển đổi qua lại giữa các tác vụ có thể làm giảm tới 40% năng suất. Nó cũng khiến cho bạn phạm nhiều sai sót hơn, đặc biệt nếu những nhiệm vụ của bạn đòi hỏi nhiều tư duy.

4. Đa nhiệm làm bạn căng thẳng thần kinh:

Các nhà nghiên cứu của Đại học Irvine California đã đo nhịp tim của hai nhóm người lao động: một nhóm được phép và một nhóm không được phép truy cập email. Kết quả cho thấy những người nhận đều đặn thư điện tử ở trong một trạng thái “báo động” và có nhịp tim cao hơn những người làm việc mà không được truy cập email.

5. Nguy cơ bỏ lỡ những điều thú vị trong cuộc sống:

Những người đang làm việc đa nhiệm thường không nhìn thấy những điều hiển nhiên ngay trước mặt họ. Một nghiên cứu vào năm 2009 của Đại học Western Washington đã thống kê 75% sinh viên đi bộ trong một khuôn viên trường học khi nói chuyện trên điện thoại di động đã không nhìn thấy một chú hề cưỡi xe đạp một bánh ở ngay bên cạnh. Trên thực tế, họ vẫn nhìn vào môi trường xung quanh, nhưng không có bất kỳ thông tin nào từ môi trường được ghi vào bộ não của họ.

6. Nó làm gián đoạn trí nhớ của bạn:

Nếu bạn đang làm hai việc cùng lúc, ví dụ như vừa đọc sách vừa xem phim, bạn sẽ bỏ lỡ những chi tiết quan trọng của một trong hai thứ, hoặc thậm chí cả hai. Thậm chí làm gián đoạn một nhiệm vụ mà bạn đang thực hiện cũng có thể phá vỡ trí nhớ ngắn hạn của bạn, đặc biệt là ở người già. Một nghiên cứu của Đại học California San Francisco đã yêu cầu người tham gia làm một nhiệm vụ, sau đó đột nhiên chuyển sang một nhiệm vụ khác. Những người ở độ tuổi 60-80 đã khó nhớ lại những chi tiết ở nhiệm vụ đầu tiên hơn so với những người 20-30 tuổi.

7. Đa nhiệm làm tổn hại mối quan hệ của bạn:

Đa nhiệm có ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ nhiều hơn mọi người tưởng. Một cặp vợ chồng đang có một cuộc nói chuyện nghiêm túc, nhưng đột nhiên người vợ muốn kiểm tra tin nhắn điện thoại vừa mới nhận được. Người chồng nổi giận và bỏ đi kiểm tra hộp thư email của anh ta. Và cuộc nói chuyện chấm dứt ở đây. Một nghiên cứu gần đây của của Đại học Essex thậm chí còn cho thấy chỉ cần sự có mặt của một chiếc điện thoại gần nơi hai người đang trò chuyện, ngay cả khi không ai sử dụng chiếc điện thoại đó, cũng có thể gây ra sự khó chịu và làm giảm niềm tin trong quá trình nói chuyện.

8. Nó có thẻ khiến bạn ăn quá nhiều:

Theo một đánh giá năm 2013 của 24 nghiên cứu trước đó, bị phân tâm trong lúc ăn có thể khiến bộ não của bạn không kịp xử lý, gây nên cảm giác no đến chậm hơn. Do vậy bạn sẽ tiếp tục ăn thêm và thêm nữa trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ngay cả khi bạn ăn một mình, bạn cũng không nên nhìn lên truyền hình mà hạy tập trung cảm nhận bữa ăn của bạn. Nếu bạn ăn trưa tại bàn làm việc, hãy ăn chậm lại và tạm thời tắt màn hình máy tính cho đên khi ăn xong.

9. Đa nhiệm khiến bạn ngày càng tệ hơn ở việc … “đa nhiệm”:

Theo một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Utah, những người có thói quen nghe điện thoại di động khi đang lái xe ghi điểm thấp hơn ở những bài kiểm tra đa nhiệm, trong khi đó những người không có thói quen đa nhiệm lại ghi điểm cao hơn trong những bài kiểm tra này.

10. Đa nhiệm làm giả khả năng sáng tạo của bạn:

Đa nhiệm đòi hỏi nhiều bộ nhớ tạm thời, và khi bộ nhớ này bị chiếm dụng hết, bộ não chúng ta mất khả năng để suy nghĩ một cách sáng tạo, theo một nghiên cứu của Đại học Illinois tại Chicago.

11. Nó có thể gây nguy hiểm:

Nhắn tin hoặc gọi điện trong lúc lái xe cũng giống như lái xe khi đang say rượu, và nó làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Một thống kê cho thấy cứ 5 thanh thiếu niên nhập viện vì tai nạn giao thông thì có 1 người do sử dụng điện thoại di động tại thời điểm xảy ra tai nạn.

12. Đa nhiệm làm giảm chỉ số IQ của bạn:

Một nghiên cứu của Đại học London cho thấy chỉ số IQ của những người tham gia vào nhiệm vụ đa nhiệm sẽ tạm thời giảm khoảng 15 điểm. Mọi người vẫn thường tin tưởng sự suy giảm nhận thức do đa nhiệm chỉ là tạm thời, nhưng một nghiên cứu gần đây của Đại học Sussex bằng cách quét não của những người hay sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc (ví dụ vừa nhắn tin vừa xem truyền hình) đã đưa ra kết luận: những người với mức độ đa nhiệm cao có mật độ não thấp hơn ở vùng võ não trước-vùng não chịu trách nhiệm cho sự đồng cảm và kiểm soát nhận thức.

Nguồn: YBOX
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 6 ngộ nhận và niềm tin sai lầm về bộ não mà có thể bạn cũng mắc phải
  2. Bill Gates: 5 thái độ cần có để thành công
  3. Cách xử trí 5 câu hỏi khó từ Sếp
  4. Đừng để “lộ” lý do nhảy việc khi phỏng vấn
  5. 10 lời khuyên nghề nghiệp bạn ít được nghe
  6. 6 lỗi cần tránh khi thiết kế Powerpoint thuyết trình
  7. Để có một buổi networking như ý
  8. 6 ngộ nhận về năng lực và sự nghiệp
  9. 7 sự thật phũ phàng sau khi tốt nghiệp Đại học của nhiều sinh viên
  10. 5 totally valid reasons to stay in a job you hate

Tìm công việc mơ ước