Phương pháp tốt nhất để ứng phó với những ý kiến phản đối là im lặng lắng nghe lãnh đạo nói, để tỏ ý tuy chúng ta không tán đồng những vẫn tôn trọng những ý kiến của họ. Rất nhiều người luôn kiên trì ý kiến, không chịu nhượng bộ trong luận điểm và cho mình là quan trọng. Nhưng những luận điểm mà mình cho là quan trọng đó, đối với người khác lại chỉ là những luận điệu không cần thiết, không liên quan mà thôi.
Lúc này, cấp dưới có tầm nhìn xa nên tránh mặt ngay. Trong nhiều việc, nhượng bộ một chút lại là kế sách duy nhất khiến bạn đạt được nhiều mục tiêu. Muốn có được lãnh đạo, phương pháp tốt nhất là đứng ở lập trường lãnh đạo.
Tích cực tránh những mâu thuẫn với Sếp
Có những người lúc xảy ra mâu thuẫn với lãnh đạo, do hữu ý hoặc vô ý, thì chỉ trích cấp trên khá nhiều, trong khi nhận ra lỗi của mình thì ít, đồng thời thiếu sự phân tích và khảo sát tình huống mâu thuẫn.
Trước tiên ta nên tỉnh táo phân tích 3 nhân tố: lãnh đạo, bản thân và hoàn cảnh công việc. Đặc biệt nên phân tích kĩ yếu tố bản thân: Mình có thích công việc hiện tại không? Ý tưởng của mình có dung hợp với mục tiêu của tập thể hay không? Cách làm của mình là ứng phó với công việc hay tích cực chủ động làm việc? Ta có tự cho mình là trình độ cao hơn hoặc có nhiều sở trường mà xem thường người khác không? Kiến thức của bản thân, tài năng, kỹ thuật, cống hiến của ta có được bao nhiêu? Năng suất và hiệu quả công việc có cao không?
Nếu có những tật xấu ở trên, bạn cần tìm nguyên nhân ở chính bản thân mình. Chỉ trích lãnh đạo kém là phiến diện.
Để dung hợp với lãnh đạo, cần thực hiện theo 3 nguyên tắc: một là tôn kính, hai là thông cảm, ba là giúp đỡ. Đây là ba nguyên tắc cần chú ý.
Tôn kính
Nguyên tắc này không phải dậy người ta a dua, nịnh hót, cũng không phải mù quáng, mà là cổ vũ mọi người nhận thức đúng đắn về bản thân mình, đối xử đúng mực với lãnh đạo Khi ta vừa mới đến một nơi nào đó, sự giới thiệu và đánh giá của người khác đối với lãnh đạo thường mang không ít sắc thái chủ quan, điều này lại dễ dàng tạo cho chúng ta một quan niệm "tiên nhập vi chủ", không phân biệt được thật giả. Thêm vào đó, việc ý muốn của chúng ta có đạt được hay không cũng thường dẫn đến việc yêu ghét đối với lãnh đạo. Ngoài ra tự đánh giá mình quá cao thường dẫn đến thái độ ngạo mạn, không coi ai ra gì. Vì vậy, từ bỏ cách nhìn phiến diện, tôn trọng sếp là vô cùng cần thiết.
Thông cảm
Nếu mỗi người chúng ta đều đứng trên lập trường "lấy công việc làm trọng" chia sẻ những ưu tư với cấp trên, suy nghĩ cho cấp trên, thì tất nhiên sẽ có thể giảm thiểu những xung đột, hiểu lầm và những chuyện không vui.
Giúp đỡ
Cấp dưới giúp đỡ cấp trên là việc thường thấy trong cuộc sống. Khi cấp trên gặp phải khó khăn thì cấp dưới cũng phải chứng tỏ tinh thần tập thể và trách nhiệm, không thể bàng quang được.
Cũng cần nói thêm, nếu chúng ta dùng thái độ "kính trọng", "thông cảm", "giúp đỡ" với cấp trên thì tuyệt đa số những mâu thuẫn đều được giải quyết.
Sự hài lòng của mỗi cá nhân không thể dựa vào xung đột mà có, nên phải dựa vào lý trí. Chúng ta nên học nghệ thuật dàn xếp khi mẫu thuẫn diễn ra: lúc phẫn nộ, bạn xem điều gì là quan trọng nhất, mục tiêu lớn của bản thân hay mấy đồng tiền thường, một bậc lương, hay một căn nhà? Đừng quên lý tưởng, sự nghiệp của bạn, đừng vì khoản lợi nhỏ mà quên đi lý tưởng lớn và mục tiêu cần theo đuổi.
Cần phải nói rõ với nhau. Trình bày thái độ và quan điểm của mình với cấp trên một cách rõ ràng. Không "lấy đức báo oán". Mặc dù tạm thời chịu một chút oan ức, cũng nên khoan hồng, rộng lượng để mâu thuẫn được dàn xếp. Có oan ức, phiền não cũng không được để bụng.