Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 2

Báo cáo và giao tiếp thường xuyên

Washington nói: Hãy luôn báo cáo cho sếp những thông tin liên quan đến công việc. Nếu bạn không ở văn phòng, bạn nên “thực hiện báo cáo hàng ngày” với sếp hoặc cung cấp bản cập nhật email vài ngày một lần cho sếp của bạn. “Mục tiêu làm cho người quản lý cảm thấy thoải mái khi công việc đang được hoàn thành,” cô nói.

Tuy nhiên, những bản báo báo này không cần phải gặp mặt trực tiếp. Bạn có thể viết một email cho nhóm của mình để đưa ra “mục tiêu của bạn trong tuần và biểu thị những gì bạn đang làm”. Hoặc một cuộc họp nhóm trên Zoom, bạn có thể khuyển khích đồng nghiệp của bạn làm việc từ xa với nhau qua Slack, điều này giúp bạn có thể trao đổi công việc ngay cả khi con bạn đang ngồi cạnh bạn.

Xác định ranh giới

Nếu sếp của bạn là một kẻ bạo ngược về thời gian, việc thiết lập ranh giới có thể rất khó khan. Tuy nhiên, dù khó khăn cách mấy bạn vẫn phải làm. “Nếu 6 giờ chiều là lúc bạn ăn tối và chăm sóc con bạn”, bạn hãy cứ đặt ra ranh giới đó và cho sếp của bạn biết rằng đây là khoảng thời gian bạn không thể làm việc.”

Nhưng nếu người quản lý tiếp tục không tôn trọng thời gian mà bạn dành cho gia đình, bạn cần phải trò chuyện về cách bạn muốn cấu trúc ngày làm việc của mình như thế nào cũng như cách thức và thời điểm bạn làm việc tốt nhất. Bạn có thể giải thích rằng bạn cần “khoảng thời gian không phải làm việc” để chăm sóc gia đình. Nếu không có khoảng thời gian đó, bạn sẽ không thể toàn tâm toàn ý cho công việc của mình.

Kết nạp thêm mạng lưới đồng minh

Thompson nói: Nếu sếp tiếp tục tỏ ra khó khăn về những cam kết, trách nhiệm của bạn đối với gia đình, bạn có thể tìm kiếm đồng minh trong công ty. Những người này có thể là đồng nghiệp, đồng nghiệp trong các phòng ban khác nhau và người quản lý bên ngoài bộ phận của bạn. Thompson nói: “Bằng cách đó, trong tương lai, nếu bạn tranh cãi với sếp của mình, bạn sẽ có các lựa chọn khác.”

Washington cho biết, ngoài việc mở rộng mạng lưới, các đồng minh còn hỗ trợ tinh thần. Bạn có thể nói chuyện với đồng nghiệp và tìm hiểu cách họ cân bằng công việc với trách nhiệm chăm sóc gia đình của họ.

Chăm sóc bản thân

Làm việc với một người không tôn trọng cuộc sống ngoài công việc của bạn có thể khiến bạn mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần dành thời gian chăm sóc chính mình. Bạn có thể dành thời gian để đọc sách, nấu ăn, khiêu vũ, chạy bộ, thiền - hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà bạn yêu thích hoặc giúp bạn thư giãn. 

Chờ đợi một cơ hội làm việc tốt hơn

Ngay cả khi bạn đã nỗ lực hết mình nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Trong trường hợp này, lời khuyên của Thompson là bạn hãy trở thành nhân viên tốt nhất mà bạn có thể làm được. Bạn hãy làm việc hơn cả sự mong đợi của sếp bạn.

Washington nói. “Nếu bạn không nhận được sự hỗ trợ và công ty không đáp ứng được nhu cầu của bạn, có thể môi trường làm việc này không phải tốt nhất cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn,” cô nói. Có thể đã đến lúc bạn tìm một công việc mới phù hợp với nhu cầu của mình

Các nguyên tắc cần nhớ

Nên

  • Thể hiện lòng trắc ẩn đối với sếp của bạn. Hiểu mục tiêu của họ và ưu tiên công việc của bạn xung quanh họ.
  • Hãy chủ động và đưa ra nhiều kế hoạch về cách bạn làm việc hàng ngày cũng như một số phương án dự phòng nếu tình hình thay đổi.
  • Xây dựng mối quan hệ với những người trong công ty của bạn, những người hiểu hoàn cảnh cá nhân của bạn và những người có thể cung cấp các lựa chọn nếu sếp trở nên khó chịu với trách nhiệm gia đình của bạn.

Không nên

  • Tránh nói chuyện với sếp về những cam kết bên ngoài của bạn. Hãy thẳng thắn và trung thực về các nghĩa vụ gia đình.
  • Tránh cứng nhắc. Hãy sáng tạo trong cách thức và thời gian bạn hoàn thành công việc.
  • Bỏ mặc sức khỏe của bạn khi làm việc cho một người sếp không thông cảm. Dành thời gian cho những sở thích cá nhân và các hoạt động khác.

 

Nguồn: Harvard Business Review
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Bạn Có Đang Sở Hữu Tư Duy Chủ Động Để Thành Công?
  2. Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 1
  3. Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 2) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả
  4. 3 Lời Khuyên Ứng Xử Giúp Nghỉ Việc Xong Vẫn Làm Bạn Với Sếp Cũ
  5. 3 Cách Để Phát Hiện “Người Sếp Tồi” Trong Buổi Phỏng Vấn
  6. Cách Làm Việc Với Đồng Nghiệp Không Hợp Tác
  7. Ý Tưởng Của Bạn Không Có Gì Mới Mẻ, Đừng Lo Lắng – Quan Trọng Là Giá Trị
  8. Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 1) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả
  9. 6 Cách Tận Dụng Thời Gian Trống Tại Văn Phòng Để Làm Việc Hiệu Quả Hơn
  10. Làm Thế Nào Dễ Dàng Vượt Qua Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Mở? – Phần 2

Tìm công việc mơ ước