Phát triển tư duy và kỹ năng lãnh đạo: Giải pháp nào?

Quá trình toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mọi người tham gia thị trường lao động khi cơ hội nghề nghiệp và lĩnh vực lao động ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là không ít thách thức, ngay cả với những người đã ở vị trí cao nhất của một tổ chức, doanh nghiệp.

Khi sếp ngập ngừng ra quyết định

Trong những năm gần đây, mối quan hệ và cung cách ứng xử giữa các cấp với nhau trong một tổ chức nói chung doanh nghiệp nói riêng rất khác so với trước đây. Đã qua lâu rồi thời mà mọi ý kiến, nhận xét hay quyết định của người quản lý luôn đạt (hoặc được thể hiện ra bên ngoài) gần như tuyệt đối sự hưởng ứng của cấp dưới.

Ngày nay, song hành cùng quá trình phát triển của nền kinh tế, tầng lớp trí thức trẻ được đào tạo bài bản về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm ngày càng nhiều. Thực tế đó dẫn đến tình trạng không ít nhà quản lý lão làng nhiều lúc ngập ngừng với chính những quyết định của mình khi vấp phải sự không đồng thuận từ các đồng nghiệp trẻ tuổi. Mặc dù mọi kế hoạch mà họ đề ra vẫn được triển khai và hoàn thành, nhưng đã nhen nhóm trong họ một sự ngờ vực về năng lực bản thân, khiến họ trở nên rụt rè hơn, phải cân nhắc nhiều hơn trước khi ra quyết định, dần mất tự tin hơn.

Tâm lý của người quản lý, từ cấp trung đến cấp cao, luôn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc của tập thể.

Nguyên nhân nằm ở đâu?

Khi xem xét lại các kế hoạch do cấp dưới lập ra, không ít quản lý cấp cao phải thừa nhận các đồng nghiệp trẻ giải quyết vấn đề rất mạch lạc và hiệu quả. Việc sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành giúp họ đi vào vấn đề rõ ràng và tinh tế hơn. Những tư duy mới của họ đã “thổi một luồng sinh khí mới” vào những bản kế hoạch vốn chỉ dựa trên kinh nghiệm của các “lão làng”, làm cho nó trở nên phù hợp hơn với sự thay đổi của thị trường, của công nghệ, của cả nền kinh tế.

Trưởng phòng kinh doanh một công ty dược phẩm nhận định: “Tôi nhận thấy các nhân viên trẻ dưới quyền tôi ngày càng giỏi hơn với những hướng đề xuất dựa theo ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới”.

Quản lý nhân sự một tập đoàn đa quốc gia cũng có nhận xét tương tự:“Các bạn trẻ giờ nhiều người giỏi lắm, họ năng nổ và áp dụng nhiều cái mới để giải quyết những tồn tại mà trước giờ chúng tôi vẫn chưa thể hoàn thiện. Điều này lại khiến một số anh chị quản lý thâm niên hơi “chột dạ” một chút”.

Ông Douglas Foster – Giám Đốc chương trình EMBA tại Viện Đào tạo Quốc tế (ISB)_ Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Lý giải vấn đề này: “Không ít quản lý cấp cao hiện nay đang trở nên rụt rè hơn trong công việc, họ cảm thấy những nhận định hay hướng giải quyết của họ đang thiếu đi sự đồng nhất với sự phát triển của thị trường. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chính nằm ở chỗ các quản lý này đang có một khoảng cách với những người trẻ, chủ yếu là kiến thức về sự phát triển của xã hội”.

Đâu là giải pháp?

Trong thời kỳ hội nhập này, sự tụt hậu về kiến thức là rào cản lớn cho bất kỳ cá nhân nào, đặc biệt là những nhà quản lý. E ngại đổi mới sẽ khiến họ trở nên bảo thủ, dẫn đến phản ứng gay gắt khi nhận sự phản biện từ những luồng tư tưởng mới và tiến bộ hơn.

Để cạnh tranh được với đối thủ hay gần hơn là những người đồng nghiệp trẻ, kiến thức là hướng đi an toàn và vững chắc nhất đối với các nhà quản lý. Kinh nghiệm đi cùng kiến thức mới được bổ sung sẽ là chìa khóa giúp các nhà quản lý cấp cao lấy lại sự tự tin mà họ đã từng có.

Ở Việt Nam hiện có nhiều khóa đào tạo phát triển tư duy và kỹ năng lãnh đạo dành cho các cấp quản lý, còn gọi là chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh cấp cao (EMBA). Chương trình EMBA của Université du Québec à Montréal (UQAM) Canada được tổ chức tại Viện Đào tạo Quốc tế ISB - ĐH Kinh tế TPHCM là một trong số đó.

Nguồn: doanhnhansaigon.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Bill Gate, Steve Job hay Mark Zuckerberg đọc email như thế nào?
  2. Nhu cầu nhân lực khổng lồ cho Big data
  3. Building ambassadors, or why you need to offer more than just a job
  4. Để thành công ở trường Đại học
  5. 5 bài học thú vị về khởi nghiệp
  6. 9 tố chất vàng của nhân viên dự án khởi nghiệp
  7. Công khai mức lương có ảnh hưởng đến chiến lược nhân sự?
  8. Hơn 50% nhân viên không hài lòng với mức lương hiện tại
  9. Để ứng phó với câu hỏi khó
  10. Bạn đã hoạch định chiến lược nghề nghiệp chưa?

Tìm công việc mơ ước