Tôi từng nghe được một câu nói rất hay rằng: "Cát bụi của thời đại đè vào đầu ai cũng đều là một ngọn núi". Dạo gần đây, tôi dần dần lĩnh hội được ý nghĩa sâu sắc của câu nói này.
Tình hình dịch bệnh, đang dần được kiểm soát tốt hơn, nhưng "đại dịch" của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới bắt đầu thịnh hành. Nào là cắt giảm nhân lực, cắt giảm lương, nghỉ hưu non, đóng cửa…
Thế nhưng điều khiến tôi đau lòng hơn cả là đại đa số những người gặp phải tình cảnh trên không biết nguyên nhân thực sự là gì. Họ đều cho rằng thất nghiệp là vì dịch bệnh. Nhưng thực sự chỉ có dịch bệnh thôi sao? Dĩ nhiên là không, bởi có những chân tướng sự thật khác mà tôi không thể không nói ra.
1. Không phải thuyền vô tình chỉ là lúc đầu bạn chưa đẩy mạnh tay chèo mà thôi
Trong đợt phỏng vấn vừa rồi của công ty, tôi được tiếp xúc với một ứng viên ứng tuyển vị trí quản lý dự án video. Cậu ấy nói đã làm việc online ở nhà 3 tháng.
Trước khi nghỉ tết, sếp công ty cũ của cậu ấy đã từng có ý cải cách, chuẩn bị cắt bỏ lương cơ bản và ăn lương theo dự án. Mọi người làm việc tại nhà, tiết kiệm chi phí thuê văn phòng.
Không ngờ rằng, qua tết, dịch bệnh bùng phát, câu chuyện ý tưởng chính thức trở thành hiện thực. Những ngày tháng làm việc tại nhà, ngày nào cậu ấy cũng một bầu trời phiền não. Mặc dù vẫn thi thoảng cũng có vài dự án để làm, nhưng cảm giác không có những đồng lương cố định thật khó chịu.
Trước kia, khi còn phải tới văn phòng làm việc, cậu ấy thường kêu sếp hà khắc, ngày nào cũng chỉ mong hết giờ để lượn. Đằng nào cuối tháng lương cũng chỉ có vậy.
Hiện giờ, khi không còn cơ hội được lấy những đồng lương cố định, cậu ấy mới bắt đầu thấy hối hận vì những suy nghĩ trước kia. Nỗi đau mất đi 100 nghìn bao giờ cũng lớn hơn niềm vui nhặt được 100 nghìn.
Chúng ta thường có khuynh hướng giữ lấy miếng pho-mát vốn có của mình mà không nhìn thấy phía sau vẫn có có rất nhiều bánh mỳ và bánh ngọt.
Tâm lý của rất nhiều người đó là mưu cầu cái gốc an toàn, nhưng điều đáng cười đó là họ luôn oán thán những công ty, doanh nghiệp đã từng cho họ cảm giác an toàn đó.
Cho đến tận khi công ty không còn an toàn nữa mới phát hiện bản thân và sếp vốn không hề đối lập mà ngược lại cùng ở trên một con thuyền.
Trách ai bây giờ? Chỉ có thể trách bản thân ban đầu không đẩy mạnh tay chèo mà thôi.
2. Không phải công ty keo kiệt mà là đang đào thải những người không đủ năng lực
Làm việc online không cần tới công ty đồng nghĩa với việc làm việc tự do. Nếu bạn làm tốt, khách hàng cũ, sếp vẫn không ngừng chiếu cố bạn.
Không ít những doanh nghiệp nhỏ vất vả oằn mình, đành phải áp dụng những tuyệt chiêu như giảm lương kiểu kim tự tháp, điều chuyển công tác khuyên nghỉ việc.
Nói trắng ra, nhưng tuyệt chiêu này đều là cách tự cứu lấy mình của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu như không chặt chém những người vô công dồi nghề, ngồi không hưởng lương thì làm sao có thể kích thích được đấu trí trong lòng mọi người?
Cần phải biết rằng, trong một công ty, một người uể oải kéo theo 3 người uể oải, 3 người uể oải kéo theo 9 người lười nhác trốn việc. Nếu như cứ tiếp diễn tình trạng như vậy trong dịch bệnh, vậy thì công ty chỉ còn cách đợi ngày đóng cửa mà thôi. Vậy phải làm thế nào?
Loại bỏ người uể oải đầu tiên, cảnh cáo 3 người uể oải sau đó để khuyến khích 9 người lười nhác trốn việc còn lại.
Tôi từng gặp một ứng cử viên, bị giảm lương từ 20 triệu xuống còn 12 triệu. Anh ta ngậm ngùi nói với tôi: "Người có gia đình vợ con, chi tiêu ăn uống đều trở thành gánh nặng lớn".
Tôi hỏi: "Lương anh trước kia 20 triệu một tháng cơ mà? Chả nhẽ không tích cóp được chút nào?"
Anh ta đáp: "Không phải không có tích cóp, chỉ là không thể chấp nhận được việc giảm lương, chênh lệch tâm lý quá lớn".
"Chênh lệch tâm lý", như vậy là đã rõ, là do tâm thái đang tác oai tác quái.
Trước việc giảm lương và điều chuyển công tác bất ngờ, anh ta nghĩ đến "sự bất công", "công ty keo kiệt" mà không nghĩ đến lý do vì sao người bị giảm lương ấy lại là anh ta. Thực ra nguyên nhân hết sức đơn giản:
Vị trí đó có thể thay thế, không có hiệu quả làm việc;
Hoặc là người đó làm việc không tích cực, năng lực không tương xứng với cương vị.
Về bản chất, việc giảm lương và điều chuyển công tác thực ra là lời cảnh cáo ấm áp của công ty đối với nhân viên: "nếu anh không mang lại được lợi ích cho công ty, anh nên có chút cảm giác nguy cơ".
Tiếc rằng, những người thực sự thấu hiểu điều này chỉ có số ít. Một số người chỉ nghĩ đến việc oán trách, nhiều người lại muốn trốn tránh.
Rất ít người thực sự nghĩ tới việc: nếu không gia tăng thực lực bản thân, bạn sẽ thực sự không chốn dung thân.
Đúng vậy, không chốn dung thân, bởi trên thế giới này không có cái gọi là "cô đảo".
Chân tướng sự thật đó là: nếu như bạn không tiếp tục mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, doanh nghiệp dĩ nhiên sẽ không dung nạp bạn. Bởi thu hẹp chiến tuyến, sống qua đông lạnh mới là việc quan trọng nhất hiện nay của các doanh nghiệp.
3. Không phải sếp xấu tính mà là bạn đang lạc quan thái quá
Từ khi dịch bệnh phát sinh, có những đơn vị gần như đóng cửa liên tục trong nhiều tháng. Sếp biến mất, nợ cả ba tháng lương mà không thấy tăm hơi mặt mũi đâu.
Dĩ nhiên, kiểu sếp không có lương tâm này cần phải bị tẩy chay. Bởi làm người cốt yếu là phải đến nơi đến chốn, có lý có tình.
Nhưng những người bị nguy cơ tấn công đến ngã quỵ thực sự không cần phải xem xét lại mình sao?
Họ tự cho rằng: sếp bỏ trốn, nợ lương, đây có lẽ cũng là "sự kiện thiên nga đen", còn việc họ bị tạm ngừng công việc, bị cắt giảm, bị cho nghỉ lại là lẽ thường.
Bữa trước, tôi có đọc được dòng tin của một nhân viên Tencent 35 tuổi bị cho nghỉ việc: "35 tuổi, thất nghiệp, tiết tiền kiệm 300 triệu, nhà chung cư ở thành phố, rải CV không có hồi âm, tôi phải làm sao bây giờ?"
Sở dĩ anh ta lo lắng là bởi trước đó chưa từng nghĩ tới sẽ có ngày này. Cái gọi là "ngoài dự liệu" ở đây chẳng qua là bởi chúng ta lựa chọn "sự lạc quan thái quá".
Quy luật Heinrich nói với chúng ta rằng: "phía sau mỗi sự cố nghiêm trọng ắt sẽ có 29 lần sự cố nhẹ và 300 sự cố cận nguy và 1000 nguy cơ sự cố".
Bất cứ sự "bất an toàn" nào về thực chất đều có thể dự phòng. Phương án giải quyết "nguy cơ tuổi 35" nên được chuẩn bị trước tuổi 35.
Tương tự như vậy, biện pháp đối phó với bất cứ nguy cơ thiên nga đen nào cũng nên chuẩn bị sẵn sàng trước khi thiên nga đen ập đến. Nếu bạn chưa chuẩn bị sẵn sàng đó là do bạn thất trách.
Vậy nên, nhiều chủ tiệm ăn khóc nghèo, nói rằng dòng tiền của mình không chống qua được 3 tháng mà không nhận được mấy sự đồng tình. Dù gì, nguồn gốc của nguy cơ này là do quá trình mở rộng của ngành dịch vụ ăn uống quá đỗi khoa trương.
Không chuẩn bị Plan B thì lấy tư cách gì để than khóc?
Trên thế giới này, tâm thái may mắn là liều thuốc độc dễ mê hoặc lòng người nhất. Bạn cho rằng vận xui không ập đến với bạn, vậy thì chỉ còn cách "bó tay" khi vận xui ập đến mà thôi.
Ngày xưa ở một nước nọ có một trò chơi cá cược mang tên "cò quay". Cách chơi như sau:
Đặt một viên đạn vào ổ đạn quay của khẩu súng lục, 6 người lần lượt bắn một phát súng vào mình, chơi một vòng sẽ chết một người, sau đó những người còn lại sẽ chia nhau số tiền của người bị chết.
Từ góc độ chiến thắng, 5/6 là một tỷ lệ khá cao. Nhưng từ góc độ thua, chỉ 1/6 nhưng lại thua cả mạng sống, không biết bao nhiêu người có thể chịu đựng được.
Trò chơi này nói với chúng ta rằng: nếu bạn không chịu được tỷ lệ thất bại thấp thì tỉ lệ thành công có cao đến mấy cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Bất kỳ sự chuẩn bị nào cũng phải bắt đầu từ những sự kiện có tỷ lệ thấp mà bạn không chống đỡ được. Nếu 3 tháng không có tiền lương mà không trụ được, vậy thì hãy chuẩn bị trước 6 tháng tiền dự phòng, đồng thời giữ thái độ tịnh tiến đối với công việc hiện tại.
Muốn sống tốt hơn, thay vì dự đoán hãy mai phục!